News and Offers

07.04.2023

Lạc về Trùng Khánh xưa ở Từ Khí Khẩu (Ciqikou)

Trấn cổ Từ Khí Khẩu (Ciqikou) nằm ở quận Sa Bình Bá (Shapingba) thuộc thành phố Trùng Khánh, cách Đài tưởng niệm Giải phóng, quận Du Trung, trung tâm thành phố khoảng 17 km. Du khách có thể dễ dàng đến Từ Khí Khẩu bằng tàu điện ngầm Tuyến 1. Trạm đến Từ Khí Khẩu khá đông đúc, do vậy du khách có thể đi theo đám đông để đến phố cổ mà không cần hỏi đường.

Thoạt nhìn, Từ Khí Khẩu có vẻ là một trong những điểm du lịch thương mại hóa khác của Trung Quốc. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài náo nhiệt, đông đúc là một thị trấn thanh bình với những hẻm nhỏ đan xen với nhà dân. Những ngôi nhà gạch xám, mái ngói đen, cửa ra vào và cửa sổ chạm trổ, nép mình bên những ngọn đồi. Đi dọc theo những con đường lát đá nhỏ xinh, du khách sẽ ngạc nhiên trước sự thanh bình và dễ chịu của thị trấn nhỏ này.

Lạc về Trùng Khánh xưa ở Từ Khí Khẩu (Ciqikou)

Từ Khí Khẩu từng là cảng sứ sầm uất

Trong quá khứ, Từ Khí Khẩu là một cảng quan trọng dọc sông Gia Lăng, đồng thời là cổng phía bắc của thành phố Trùng Khánh. Thị trấn được xây dựng dưới thời trị vì của Hoàng đế Tống Chân Tông (998-1022), được đặt tên là Baiyanchang (cánh đồng đá trắng). Sở dĩ có tên gọi như vậy bởi gần thị trấn có một ngọn núi vách đá trắng.

Đến thời Minh, có lời đồn rằng Hoàng đế thứ hai của nhà Minh (1368-1644), Chu Doãn Văn (Minh Huệ Đế), đã rời khỏi Hoàng cung sau khi bị người chú Chu Đệ soán ngôi. Vua cạo đầu giống một nhà sư và ẩn náu vài năm trong chùa Báo Luân (Baolun) trên ngọn núi vách đá trắng. Khi nghe câu chuyện này, người dân địa phương đã đổi tên ngôi đền thành Long Ẩn (Longyin) có nghĩa là rồng ẩn nấp, ngụ ý cho việc Hoàng đế đang ẩn cư tại đây. Baiyanchang theo đó được đổi tên thành Thị trấn Long Ẩn.

Tiếp đó, đến những năm đầu của triều đại nhà Thanh (1644-1911), khi thị trấn Long Ẩn dần phát triển thịnh vượng nhờ sản xuất và phân phối đồ sứ. Vào thời kỳ đỉnh cao, thị trấn có hơn 70 nhà máy sản xuất sứ. Dần dần tên của thị trấn được đổi thành Từ Khí Khẩu (Ciqikou) nghĩa là cảng đồ sứ. Ciqi trong tiếng Trung có nghĩa là đồ sứ.

Lạc về Trùng Khánh xưa ở Từ Khí Khẩu (Ciqikou) Lạc về Trùng Khánh xưa ở Từ Khí Khẩu (Ciqikou)

Từ xa, du khách có thể nhận ra thị trấn cổ này nhờ một chiếc cổng vào lớn theo phong cách kiến trúc Trung Hoa (pailou) có khắc ba chữ Hán “Từ Khí Khẩu” được mạ vàng. Hiện nay, các tòa nhà trong trấn cổ chủ yếu là nhà ở và các cửa hàng có niên đại từ cuối thời nhà Thanh đến thời Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949). Các ngôi nhà ở đây chủ yếu mang phong cách kiến trúc nhà dân gian Đông Tứ Xuyên (East Sichuan folk house) được xây dựng chủ yếu từ gỗ và tre, tường sơn trắng và mái ngói xám. Thường phía trước nhà là khu vực cửa hàng, phía sau xây dựng theo cấu trúc tứ hợp viện, là khu vực ở và sinh hoạt của gia đình. Dù phần lớn các ngôi nhà đã được trùng tu lại nhưng vẫn được bảo tồn tốt phong cách ban đầu.

Ở lối vào chính của cổ trấn còn có một cổng vào (pailou) khác, dẫn đến một con hẻm hẹp, Huangjiaoping, dẫn tới Phố Zhengjie, con phố dài nhất của thị trấn. Vào những ngày lễ, nơi đây rất đông khách du lịch, do đó, thời gian lý tưởng để đến thăm khu vực này là vào lúc sáng sớm.

Lạc về Trùng Khánh xưa ở Từ Khí Khẩu (Ciqikou)

Những con hẻm nhỏ, linh hồn của Từ Khí Khẩu

Những trấn cổ thường có vẻ hấp dẫn khó cưỡng bởi những dấu ấn thăng trầm của thời gian, Từ Khí Khẩu cũng vậy. Thị trấn cổ này được chia làm hai khu vực: khu sầm uất xung quanh Phố Zhengjie và những con phố nhỏ yên tĩnh với các cửa hiệu nhỏ, những con đường này đều được lát bằng đá tấm. Đến với Từ Khí Khấu, để thực sự cảm nhận được hồn của trấn cổ xưa vào thời kì hoàng kim, du khách nên đi sâu vào các con hẻm của thị trấn chứ không nên chỉ dừng lại ở khu vực mua sắm sầm uất ở trung tâm.

Lạc về Trùng Khánh xưa ở Từ Khí Khẩu (Ciqikou)

Đến đây, du khách có ba lựa chọn, ghé hẻm Huangjiaoping, hoặc thăm các cửa hiệu Phố Zhengjie hoặc tới các cửa hàng mua sắm. Bên trái là khu vực yên tĩnh với các phòng trưng bày nghệ thuật và quán trà, nơi du khách có thể ngồi trong một góc ấm cúng, nhâm nhi tách trà trong khi tận hưởng giây phút thư giãn. Ở bên phải, một con đường đá đông đúc sẽ dẫn du khách đến bờ sông Gia Lăng (Jialing). Ở cuối con đường, du khách sẽ thấy một cổng chào cổ kính (pailou) khác, đã bạc màu theo thời gian nhưng vẫn thu hút bởi vẻ đẹp cổ xưa, trên cổng có ghi Long Ẩn Môn (Longyinmen).

Lạc về Trùng Khánh xưa ở Từ Khí Khẩu (Ciqikou)

Cách Long Ẩn Môn vài bước chân là Phố Hengjie, giao với Phố Zhengjie, con phố chính của thị trấn. Phố Hengjie có những tòa nhà cổ kính, những dãy đèn lồng, những món ăn vặt thơm ngon tự nấu, những tấm bưu thiếp đầy màu sắc, những bức tranh đáng chú ý trên bảng đen, những gánh hàng gánh trên vai, những người thợ đóng giày kiên nhẫn đợi khách, tất cả tạo nên những khung cảnh hấp dẫn đối với các nhiếp ảnh gia nghiệp dư và những bạn trẻ yêu văn hóa nghệ thuật. Những người bán hàng ở đây cũng rất thân thiện, họ thường mỉm cười với du khách và tiếp tục công việc của mình. Ngoài một số quầy hàng của thầy bói, Phố Hengjie còn có rất nhiều cửa hàng thời trang hấp dẫn. 

Lạc về Trùng Khánh xưa ở Từ Khí Khẩu (Ciqikou) Lạc về Trùng Khánh xưa ở Từ Khí Khẩu (Ciqikou)

Những điểm tham quan hấp dẫn tại Từ Khí Khẩu

Trùng Khánh hiện là một thành phố nhộn nhịp và hiện đại, nhưng dường như Từ Khí Khẩu vẫn giữ được dáng vẻ xưa. Ngày nay, trấn cổ này là hiện thân của Trùng Khánh xưa, gợi nhắc về một thời kì sôi động từ quá khứ nhiều thế kỷ trước. Năm 1998, Từ Khí Khẩu đã trở thành một địa điểm văn hóa được bảo vệ, và có rất nhiều địa điểm lịch sử văn hóa hấp dẫn để ghé thăm.

Lạc về Trùng Khánh xưa ở Từ Khí Khẩu (Ciqikou) Lạc về Trùng Khánh xưa ở Từ Khí Khẩu (Ciqikou)

Cầu cảng Từ Khí Khẩu

Trong triều đại nhà Minh và nhà Thanh, cầu cảng ở Từ Khí Khẩu được sử dụng để vận chuyển hàng hóa dọc theo sông Gia Lăng. Ban đầu nó được xây dựng vào thời nhà Đường và nhà Tống, rồi phát triển thịnh vượng cùng với phần còn lại của thị trấn khi việc sản xuất đồ sứ bắt đầu phát triển. Cầu cảng cũ ở Từ Khí Khẩu kể từ đó đã nhường chỗ cho những phát triển mới và hiện đại hơn. Bên cạnh đó, từ cầu cảng, du khách vẫn có thể đi bộ dọc theo những con phố cổ kính

Lạc về Trùng Khánh xưa ở Từ Khí Khẩu (Ciqikou)

Quán trà

Trong thời kỳ thịnh vượng, có hơn 100 quán trà ở Từ Khí Khẩu. Các quán trà theo truyền thống không chỉ là nơi để thư giãn mà còn là nơi các thương nhân và các chủ xưởng tới để bàn chuyện làm ăn. Ngày nay, ở một số quán trà lớn vẫn còn tổ chức các buổi biểu diễn Kinh kịch Tứ Xuyên, do đó du khách có thể đến để  thưởng thức nếu muốn.

Tứ hợp viện của Chung Gia (Zhong Family Courtyard)

Nơi này được xây dựng vào năm 1890, nằm gần lối vào thị trấn, kết hợp hai phong cách khác nhau của tứ hợp viện truyền thống của Trung Quốc. Lối vào rộng rãi và bố cục đối xứng thể hiện một phong cách thường thấy trong các khu vườn hoàng gia ở miền Bắc Trung Quốc. Đồng thời, vật liệu xây dựng và cấu trúc kiến trúc đại diện cho phong cách nhà ở Nam Trung Quốc. Chủ nhân của căn nhà là Zhong Yunting, người chịu trách nhiệm mua các sản phẩm quý hiếm cho Từ Hi Thái hậu (1835-1908). Điều này giải thích tại sao khu phức hợp này được xây dựng với quy mô xa hoa như vậy. Sở hữu kiến trúc ấn tượng, tinh xảo cùng giá trị lịch sử lâu đời, căn tứ hợp viện của Chung Gia là điểm tham quan được đánh giá cao, nên ghé thăm nếu du khách có cơ hội tới Từ Khí Khẩu.

Lạc về Trùng Khánh xưa ở Từ Khí Khẩu (Ciqikou)

Học viện Hoàng gia (Imperial Academy)

Học viện Hoàng gia là một trường tư thục lâu đời nằm trong một con hẻm nhỏ, được thành lập bởi gia tộc Sun. Dưới thời Hoàng đế Càn Long, trường có tên Lishi Thatched Cottage hay đơn giản là Trường Lishi theo cách gọi của người dân địa phương. Vào giữa và sau thời nhà Thanh, trường trở nên nổi tiếng vì có một vài sĩ tử học tại trường đã đậu kỳ thi Hương để vào Học viện Hoàng gia. Do đó, ngôi trường được người dân địa phương gọi là Học viện Hoàng gia.

Chùa Bảo Luân (Baolun Temple)

Chùa Bảo Luân còn được gọi là chùa Long Ẩn, được cho là nơi vua Minh Huệ Đế đã tới ẩn nấp sau khi bị người chú soán ngôi. Chùa cũng là nơi du khách có thể nhìn ra toàn cảnh thị trấn. Tại tầng trên cùng, du khách có thể nhìn thấy tổng thể toàn bộ ngôi chùa. Chính điện của chùa được xây dựng cách đây khoảng 600 năm, dưới thời nhà Minh (1368-1644). Điểm ấn tượng của ngôi chùa là toàn bộ chính điện được xây dựng mà không sử dụng một chiếc đinh nào.

Đền Văn Xương Đế (Wenchang Taoist Temple)

Đây là một ngôi đền thuộc Đạo giáo, nằm trên núi Jinbi, một trong ba ngọn núi lớn tại Từ Khí Khẩu. Ngôi đền có thể được nhìn thấy từ những chiếc thuyền đi dọc theo sông Gia Lăng. Được xây dựng vào thời nhà Minh, ngôi đền thờ Văn Xương Đế Quân, vị thần chủ quản về thi cử, công danh phúc lộc, trợ giúp cho người đọc sách, sĩ tử, văn nhân.

Lạc về Trùng Khánh xưa ở Từ Khí Khẩu (Ciqikou)

Ngoài các địa điểm tham quan thú vị, đến Từ Khí Khẩu du khách đừng quên nếm thử các món ăn địa phương. Ba món ăn được ca ngợi ngon nhất ở đây là tiết vịt sốt ớt, đậu phụ kho và đậu phộng muối tiêu. Ngoài ra, các món hủ tiếu chua cay, bánh nếp và lòng gà muối chua cũng hấp dẫn không kém. Tuy vậy, món ăn phổ biến nhất ở Từ Khí Khẩu mà bạn không nên bỏ qua là mahua, một loại bánh được làm bằng hai hoặc ba sợi bột xoắn lại với nhau và chiên vàng với dầu đậu phộng,