News and Offers
Tham Quan Cung Điện Hoàng Gia Thái Lan Và Tìm Hiểu Về Lịch Sử Xứ Xiêm
Thái Lan có một lịch sử lâu đời và đáng tự hào, đồng thời đây cũng là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á đã tránh khỏi số phận trở thành thuộc địa của Đế quốc thực dân (cho dù một phần lãnh thổ bị mất). Du khách có thể tìm hiểu về lịch sử lâu đời và huy hoàng của xứ sở này tại một vài địa điểm lịch sử nổi tiếng, như Cung điện Hoàng gia (Grand Palace) ở Bangkok. Và nếu buộc phải chọn duy nhất một địa điểm lịch sử để tham quan ở Bangkok, thì đó chắc chắn phải là Cung điện Hoàng gia.
Lịch sử ấn tượng của Cung điện Hoàng gia
Cung điện Hoàng gia được xây dựng vào năm 1782 bởi vua Thái Lan Rama I (ông là người sáng lập ra triều đại Chakri). Nhà vua dời đô từ Thonburi đến Bangkok và muốn có một thủ đô mới cho tân triều đại của mình (đây cũng là triều đại vẫn đang cai trị Thái Lan cho đến ngày nay). Vị vua hiện tại của Thái Lan là Vajiralongkorn (cũng là Rama X, vị vua thứ mười của triều đại). Cung điện Hoàng gia cũng là nơi Vua Rama X đăng quang.
Cung điện tiếp tục mở rộng trong nhiều năm sau đó, với nhiều tòa nhà và công trình kiến trúc được xây dựng thêm. Thời đó, Xiêm (Siam) là tên gọi của vương quốc. Và Cung điện Hoàng gia là ở của các vị vua Xiêm (sau này là Thái Lan) cho đến năm 1925.
Cung điện không chỉ là nơi trị vì của nhà vua với sảnh hoàng gia và ngai vàng mà còn có một số văn phòng chính phủ và một ngôi chùa lớn. Ngày nay, Cung điện Hoàng gia không còn là trụ sở hành chính chính thức của chính phủ (cũng không phải là nơi ở của Quốc vương Thái Lan hiện tại). Điều này cũng có nghĩa là hiện tại một phần của quần thể Cung điện được mở cửa cho công chúng tham quan. Bên cạnh đó, Cung điện vẫn là nơi diễn ra một số sự kiện chính thức, nghi lễ hoàng gia và một vài công vụ khác.
Thái Lan có một lịch sử thú vị bởi đây là quốc gia duy nhất thành công chống lại sự thống trị của châu Âu. Một trong những sự kiện đáng chú ý trong lịch sử Thái Lan là khi Vua Mongkut đề nghị tặng cho Mỹ một cặp voi vào năm 1861. Đây là một đề nghị đậm tình hữu nghị, thể hiện sự ủng hộ của nhà vua với phong trào đấu tranh chống chế độ nô lệ của Hợp chủng quốc. Đó là tín hiệu tốt lành ít ỏi đối với Abraham Lincoln trong những ngày đen tối của cuộc Nội Chiến, dù ông đã lịch sự từ chối món quà của nhà vua.
Quy mô rộng lớn của quần thể Cung điện Hoàng gia
Cung điện Hoàng gia tọa lạc tại trung tâm thủ đô Bangkok, cung cấp một cái nhìn thoáng qua về lịch sử và văn hóa của Thái Lan/Xiêm. Cung điện đồ sộ, rộng khoảng 218.415m2 và được bao quanh bởi bốn bức tường dài 1.900m. Cung điện là một quần thể bao gồm các tòa nhà, hội trường và pavilion với sân, vườn và bãi cỏ. Được biết nơi đây có khoảng 100 tòa nhà.
Quần thể Cung điện được chia thành hai khu chính - Chùa Phật Ngọc (Wat Phra Kaew )và nơi ở của hoàng gia. Nơi ở của hoàng gia được chia thành ba khu: Ngoại cung, Trung cung và Nội cung. Hầu hết các kiến trúc, cả nơi sinh hoạt của hoàng gia và đền chùa đều thuộc kiến trúc Rattanakosin.
Thông tin tham quan Cung điện Hoàng gia
Ngày nay Cung điện Hoàng gia là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất ở Thái Lan. Một số tòa nhà mở cửa cho công chúng tham quan, một số khác không cho phép tham quan vẫn được sử dụng làm văn phòng hoàng gia. Du khách có thể đọc thêm thông tin về hoạt động tham quan Cung điện trên trang web chính thức của Cung điện Hoàng gia (Grand Palace).
Cung điện Hoàng gia cho phép công dân Thái Lan được tham quan miễn phí và có thu phí đối với du khách nước ngoài (hiện nay vé có thể được mua trực tuyến trên trang web của Cung điện). Vé vào cửa bao gồm vé vào thăm Chùa Phật Ngọc và Bảo tàng Dệt may Nữ hoàng Sirikit cũng nằm trong quần thể Cung điện Hoàng gia.
Giờ mở cửa: 8h30 đến 15h30 hàng ngày
Phí vào cửa: 500 Baht ($13,20) đối với du khách nước ngoài
Vì trong quần thể Cung điện có đền chùa, do đó du khách dù tới viếng chùa hay không cũng cần tuân thủ quy định nghiêm ngặt về trang phục khi tới chùa ở Thái Lan. Du khách không được mặc áo sát nách
Vì khách du lịch sẽ đến thăm (hoặc có thể sẽ đến thăm) một ngôi đền trong khu phức hợp, điều quan trọng là phải ăn mặc theo quy định nghiêm ngặt về trang phục. Khi vào chùa ở Thái Lan không được mặc áo cộc tay, áo hở rốn, trang phục xuyên thấu, váy ngắn,…
Du khách lỡ mặc trang phục không phù hợp thì có thể mua hoặc thuê một chiếc xà rông để che những phần da thịt hở nhiều mới được phép vào tham quan. Không có quy định cụ thể với giày dép vì du khách đều phải cởi giày dép khi vào đền chùa. Du khách cũng nên dành 2-3 giờ đồng hồ để tham quan Cung điện.
Nguồn: The Travel