News and Offers

05.12.2022

7 Lễ Hội Đèn Lồng Cho Đời Thêm Rực Rỡ

Từ nhiều thế kỷ trước, đèn lồng đã được dùng trong nhiều lễ hội trên khắp châu Á. Có lẽ những chiếc đèn trời đầu tiên xuất hiện từ hàng ngàn năm trước, dưới thời Đông Hán ở Trung Quốc (25–220 CN). Khi đó, chúng không chỉ được dùng như một loại đèn chiếu sáng và trang trí mà còn là ám hiệu được sử dụng trong quân sự, có thể truyền thông điệp ở khoảng cách xa.

Lễ hội đèn lồng cũng được cho là bắt đầu từ thời nhà Hán, dù không ai chắc chắn về thời điểm và cách thức các lễ hội này diễn ra. Có giả thuyết cho rằng vào ngày 15 tháng giêng âm lịch, các nhà sư sẽ thắp đèn lồng để tôn vinh Đức Phật, sau đó mọi người cũng bắt đầu thắp đèn lồng để tưởng nhớ những người thân yêu đã qua đời. Một giả thuyết khác, nhuốm màu huyền ảo hơn, cho rằng Ngọc Hoàng (một nhân vật giữ vai trò tối cao, cai quản bầu trời, vạn vật trong thần thoại Trung Quốc) đã dọa sẽ đốt cháy một ngôi làng sau khi người dân của làng vô tình giết chết con sếu mà ông vô cùng yêu thích. Con gái Ngọc Hoàng thương hại dân làng nên dạy họ thắp đèn lồng và đốt pháo hoa để Ngọc Hoàng nghĩ rằng nhà của người dân đã bị cháy. Kế lừa này đã thành công, kể từ đó dân làng tiếp tục thắp đèn và đốt pháo hoa để kỷ niệm sự kiện này.

Qua nhiều thế kỷ, truyền thống tổ chức lễ hội đèn lồng đã lan rộng khắp châu Á thông qua các hoạt động thương mại, nhập cư và chủ nghĩa thực dân, kết hợp với văn hóa và phong tục địa. Lễ hội đèn lồng được tổ chức khắp châu Á và bất cứ nơi nào có đông người gốc Á sinh sống.

Từ lễ hội hoa đăng ở Hawaii đến hội trăng tròn hàng tháng của Việt Nam, cùng Pegas điểm qua bảy lễ hội đèn lồng rực rỡ trên khắp thế giới:

1, Lễ Hội Đèn Lồng Trăng Rằm

Địa điểm: Hội An, Việt Nam

Thời gian: Lễ hội đèn lồng Hội An 2023 rơi vào các ngày 05/01, 04/02, 05/03, 04/04, 03/05, 01/06, 01/07, 31/07, 29/08, 28/09, 28/10, 26/11, 26/12

Tại Hội An, Lễ hội đèn lồng trăng rằm được tổ chức vào ngày 14 âm lịch hàng tháng để mừng trăng tròn. Theo truyền thống Phật giáo, trăng tròn được coi là thời điểm lý tưởng để thiền định, suy ngẫm, thực hiện các nghi lễ và tưởng nhớ tổ tiên đã khuất. Vào lúc mặt trời lặn, các gia đình và cơ sở kinh doanh trên toàn thành phố sẽ tắt điện và thắp đèn lồng để chiếu sáng. Người dân địa phương và du khách có thể thả đèn lồng xuống sông, người ta tin rằng nghi thức này sẽ mang lại hạnh phúc và sức khỏe cho người thả.

2, Lễ Hội Đèn Lồng Mùa Xuân

Địa điểm: Hồng Kông

Thời gian: ngày 5 tháng 2 năm 2023

Lễ hội đèn lồng mùa xuân hàng năm đánh dấu sự kết thúc của Tết Nguyên đán. Mặc dù có khác nhau đôi chút trong cách tổ chức tùy mỗi vùng của cộng đồng người Hoa khắp thế giới, nhưng các hoạt động phổ biến nhất là treo đèn lồng, giải đố, ăn tangyuan (loại cơm nắm có nhân ngọt như đậu đỏ hoặc mè đen) và xem múa lân. Lễ Hội Đèn Lồng Mùa Xuân lớn nhất của Trung Quốc là ở Nam Kinh, thủ phủ của tỉnh Giang Tô phía đông, tuy nhiên lễ hội cũng được tổ chức ở các đô thị quốc tế khác như Thượng Hải và Bắc Kinh, cũng như các vùng nông thôn. Hiện tại du lịch Trung Quốc vẫn đóng cửa, do đó du khách quan tâm nên cân nhắc đến dự Lễ Hội Đèn Lồng Mùa Xuân của Hồng Kông.

3, Lễ Hội Đèn Lồng Pingxi

Địa điểm: Quận Pingxi, Đài Loan

Thời gian: ngày 5 tháng 2 năm 2023

Lễ Hội Đèn Lồng Mùa Xuân cũng được tổ chức hàng năm tại quận Pingxi của Đài Loan, một vùng núi nằm cách Đài Bắc khoảng một giờ lái xe về phía đông. Đánh dấu ngày trăng tròn đầu tiên của mỗi dịp Tết Nguyên đán, thường vào tháng 2 hoặc tháng 3 dương lịch, hoạt động thả đèn lồng được tổ chức tại các làng nông thôn của quận Pingxi, bao gồm Jingtong, Pingxi và Shifen. (Sự kiện lớn nhất của lễ hội diễn ra ở Shifen.) Trong lễ hội, hàng nghìn người tụ tập để viết những điều ước của họ lên những chiếc đèn lồng giấy đầy màu sắc trước khi thả chúng lên trời với hy vọng lời cầu nguyện của họ sẽ được đáp lại. Việc thả đèn lồng, cũng là sự kiện đánh dấu sự kết thúc chính thức của Tết Nguyên Đán, được coi là biểu tượng của việc đón nhận một tương lai lạc quan.

4, Lễ hội Hoa Đăng Hawaii

Địa điểm: O‘ahu, Hawai‘i

Thời gian: TBD

Diễn ra vào Ngày Tưởng Niệm ở bờ biển phía nam của Oahu, Lễ hội Hoa Đăng Hawaii quy tụ hàng nghìn người dân và du khách trên bãi biển để tôn vinh và tưởng nhớ những người thân yêu đã khuất của họ. Lễ hội đầu tiên của đảo, được tổ chức bởi Shinnyo-en, một cộng đồng Phật giáo quốc tế, diễn ra vào năm 1999 tại Keehi Lagoon. Nhưng kể từ năm 2002, lễ hội đã được tổ chức tại bãi biển Ala Moana, một dải cát giữa Waikiki và trung tâm thành phố Honolulu. Buổi lễ bắt đầu bằng một chuỗi các màn biểu diễn truyền thống của các nhóm nhạc địa phương; sau đó là buổi cầu nguyện do người đứng đầu cộng đồng Shinnyo-en, Thánh Đức Shinso Ito, chủ trì. Tiếp đó, mọi người sẽ thả những chiếc đèn hoa đăng, với ý nghĩa tưởng nhớ, mang hy vọng và may mắn, đến Thái Bình Dương khi mặt trời lặn. (Cộng đồng Phật giáo tìm lại những chiếc đèn lồng từ Thái Bình Dương sau đó, làm sạch và sửa chữa chúng, rồi cất giữ chúng để sử dụng cho các lễ hội trong tương lai.) Ngày tổ chức lễ kỷ niệm năm 2023 vẫn chưa được xác định, nhưng lễ hội thường diễn ra vào cuối tháng Năm.

5, Lễ hội Yi Peng

Địa điểm: Chiang Mai, Thái Lan

Thời gian: ngày 27 tháng 11 năm 2023

Lễ hội Yi Peng được tổ chức trên khắp miền bắc Thái Lan, nhưng buổi lễ lớn nhất diễn ra ở Chiang Mai mỗi năm. Người ta tin rằng bằng cách dâng lên trời một lễ vật cho Đức Phật, linh hồn của một người có thể được thanh tẩy và những bất hạnh của họ sẽ được xoa dịu. Lễ hội diễn ra vào “ngày trăng tròn” trong tháng thứ hai của âm lịch Lanna (tháng 12 theo âm lịch của Thái Lan). Trong lễ hội, hàng ngàn chiếc đèn lồng khom loi được thả lên trời. Trước đây, nghi lễ đèn lồng có ý nghĩa tôn giáo chỉ cho phép các nhà sư tham dự, nhưng ngày nay duc khách có thể tham dự bằng cách mua vé

Trong sự kiện diễn ra vào “ngày trăng tròn” trong tháng thứ hai của âm lịch Lanna (tháng 12 theo âm lịch của Thái Lan), hàng ngàn chiếc đèn lồng bánh tráng được gọi là khom loi được thả lên bầu trời. Lễ đèn lồng có ý nghĩa tôn giáo trước đây chỉ dành cho sự tham gia của các nhà sư, nhưng ngày nay khách du lịch có thể tham dự bằng cách mua vé vào cửa với giá cao, hầu hết được bán thông qua các công ty du lịch được ủy quyền và thường có giá lên tới 300 đô la.

6, Loi Krathong

Địa điểm: Thái Lan

Thời gian: ngày 28 tháng 11 năm 2023

Lễ hội Yi Peng trùng với Loi Krathong, một lễ hội truyền thống được tổ chức rộng rãi trên khắp Thái Lan. Cả hai sự kiện hàng năm đều được coi là “lễ hội ánh sáng”, nhưng lễ hội Loi Krathong liên quan đến việc thả krathong (một chiếc giỏ truyền thống làm từ thân cây chuối, chứa đầy nến và hương) xuống một vùng nước chứ không phải thả đèn lồng lên trời. Loi Krathong kéo dài trong một đêm vào ngày trăng tròn của tháng thứ 12 theo lịch truyền thống của Thái Lan. Lễ Loi Krathong phổ biến nhất diễn ra ở Bangkok và Sukhothai, tuy nhiên du khách ở Chiang Mai cũng có thể vừa tham dự Lễ hội Yi Peng và vừa được thấy Lễ hội Loi Krathong ở thành phố lớn nhất Bắc Thái Lan này.

7, Lễ hội Đèn lồng Nagasaki

Địa điểm: Nagasaki, Nhật Bản

Thời gian: 22 tháng 1 đến 5 tháng 2 năm 2023

Được tổ chức trong 15 ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán để đánh dấu sự khởi đầu của mùa xuân, Lễ hội Đèn lồng Nagasaki được cho là bắt nguồn từ những người nhập cư Trung Quốc và trở thành ngày lễ chính thức của thành phố vào năm 1994. Lễ hội được tổ chức tại Khu phố Tàu Nagasaki, khu phố Tàu cổ nhất ở Nhật Bản bởi Nagasaki là cảng duy nhất mở cửa cho thương nhân nước ngoài trong thời kỳ Heian và Edo. Ngoài màn trình diễn tuyệt vời của hơn 15.000 chiếc đèn lồng, những người tham dự còn được chiêm ngưỡng các điệu múa lân và rồng của Trung Quốc, cuộc diễu hành của Hoàng đế, cuộc thi sắc đẹp và các màn nhào lộn. Sau khi chiêm ngưỡng các màn trình diễn, du khách nên cân nhắc tới việc ghé qua các quầy bán đồ ăn nhanh dọc các con phố của Phố Tàu với các món ăn đường phố đặc trưng của Nhật Bản như yakitori (thịt nướng Nhật Bản) và takoyaki (bánh bạch tuộc nướng).

Nguồn: AFAR